top of page

Cách phỏng vấn của P&G và chương trình quản trị viên tập sự của P&G


Như trong bài trước có đề cập, P&G có 1 mô hình quản trị viên tập sự và mô hình phỏng vấn rất khác so với các tập đoàn khác.


Các vòng loại của P&G:


Vòng 1: Gửi hồ sơ và xét tuyển online.

P&G thường không nhận hồ sơ trực tiếp. Khi bạn biết P&G đang có chương trình thuyển dụng, bạn sẽ lên website của P&G để gửi hồ sơ online.

P&G khá fair-play với tất cả mọi người, dù bạn có kinh nghiệm nhiều hay ít, du học nước ngoài, hay tại Việt Nam, trường nổi tiếng hay ít nổi tiếng, cũng đều xem trọng như nhau. Nhưng đương nhiên, P&G cũng có những tiêu chí để chọn người. Cái này bạn sẽ được thông báo khi nhận được thông tin tuyển dụng của P&G.

Vòng 2: Kiểm tra online (bao gồm IQ / EQ / Reasoning test)

Vòng 3: Kiểm tra offline (cũng như vòng 2)

Vòng 4 - 5 - 6: Phỏng vấn (cùng 1 style, cách hỏi cách trả lời, chỉ khác là người phỏng vấn là ai?)

Ở bài này, chủ yếu viết về Recruitment Model và cách trả lời phỏng vấn. Còn lại các vòng khác, bạn có thể tham khảo ở nơi khác.

Để hiểu rõ về tính cách của ứng viên, những nhà tuyển dụng của P&G sẽ hỏi bạn những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến công việc để nắm bắt khả năng và insight của bạn. Họ sẽ hỏi bạn về những hành vi trong quá khứ, những thành tích đạt được và những câu hỏi phổ thông được hỏi bởi hầu hết các nhà tuyển dụng khác để có thể dự đoán được khả năng phù hợp và phát triển lâu dài giữa ứng và và công ty.


P&G tìm kiếm điều gì ở ứng viên?


P&G tuyển dụng và phát triển nhân sự của họ thông qua những năng lực cốt lỗi (Core competencies) được gọi là Nền tảng thành công (Success Drivers). Những nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn những câu hỏi giúp họ hiểu về những mảnh trong quá khứ của bạn bao gồm những hành vi và kinh nghiệm liên quan giúp cho bạn có thể thanh công tại P&G, gồm những khía cạnh sau:


The Power of Minds


Đây là năng lực mà P&G’s muốn nhấm đến và dùng nó để tìm kiếm ứng viên. Power of Mind bao gồm tôn trọng các đối thủ cạnh tranh, tư duy sâu hơn nữa, phát minh đổi mới công nghệ và sản phẩm tốt hơn và cạnh tranh tốt hơn để đem đến những lợi ích to lớn hơn đến người tiêu dùng. Nói đến đây thì thấy tội lỗi với công ty mình ghê. Cho ké 1 tí, là ở Unilever cũng có những điều này nha. :D


Công bằng mà nói thi tôi cũng đã từng tham gia chương trình này tại P&G đến vòng 7 là vòng cuối cùng trước khi vào làm việc cho Unilever, do đó, tôi luôn có thiện cảm và trân trọng cả hai. Nhưng thật sự là cách phỏng vấn và con người của P&G đã để lại ấn tượng khá sâu sắc đến tôi.

Nói tiếp về Power of Minds, điều này cũng hàm nghĩa về trí tuệ chung của công ty (collective intelligence), khả năng tạo ra lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh, và khả năng trở thành bậc thầy của các mảng kinh doanh mà công ty đang có.

The Power of People


Điều này nói về lợi thế cạnh tranh về mặt con người hay nhân tài, về cách làm việc giữa người và người, hệ thống qui trình giữa các phong ban khi làm việc và phối hợp cùng nhau. Đó là giá trị của từng cá nhân riêng lẻ và giá trị cộng gộp từ tất cả mọi người trong công ty. Chính yếu tố này tạo nên một môi trường nâng đỡ và hỗ trợ tài năng của thành viên trong công ty. (Tôi không gọi là nhân viên mà dùng từ là thành viên, vì các công ty lớn như Unilever và P&G thường khi đề cập đến nhân sự trong công ty, họ thường dùng từ "talents" trong truyền thông thay vì "employees" hay "staff" nên nếu dùng từ nhân viên thì có vẻ chưa hợp lý)


The Power of Agility


The power of Agility ám chỉ khả năng hành động nhanh, linh hoạt, phản hồi nhanh và có nhiều kỹ năng khác nhau để đáp ứng và thích nghi tốt trong môi trường cạnh tranh phức tạp và thay đổi nhanh chóng. P&G tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra các thay đổi nhỏ nhưng liên tục đến với thế giới xung quanh họ, bằng cách hiểu rõ về khách hàng, người tiêu dùng, đối tác, nhà đầu tư, đối thủ, và cả nhân viên của mình, và áp dụng sự hiểu biết ấy vào việc xây dựng doanh nghiệp và công việc kinh doanh.


Kết hợp 3 yếu tố cốt lõi này lại là yếu tố thúc đẩy thành công của P&G. Năng lực cạnh tranh cốt lõi là xác định cách để nhân sự của P&G có thể thanh công trong môi trường kinh doanh hiện nay. Những yếu tố trên là những điểm mà P&G tìm kiến trong mỗi nhân sự mới cho công ty. Đây cũng là thướt đo của P&G trong công việc vận hành kinh doanh và cũng là yếu tố cơ bản cho sự phát triển của công ty và sự phát triển nghề nghiệp của nhân sự công ty.


VẬY THÌ CÁC LOẠI CÂU HỎI NÀO SẼ ĐƯỢC HỎI TRONG CÁC VÒNG PHỎNG VẤN?


Tôi sẽ viết phần trả lời này dựa trên 2 cách tiếp cận: 1) thông tin chính thức mà P&G công bố công khai và minh bạch tôi đã tìm hiểu trước khi tham gia chương trình, và 2) kinh nghiệm 4 vòng phỏng vấn thật của bản thân.

Theo thông tin chính thức mà P&G công bố:


Theo thông tin chính thức mà P&G công bố về cách tiếp cận của P&G trong chương trình quản trị viên tập sự năm 2011 thì các dạng câu hỏi họ sẽ hỏi sẽ tương tự như các công ty khác sẽ hỏi. Ok, đó là điều dĩ nhiên nhỉ? Lý do cũng đơn giản thôi - P&G thì cũng giống như các công ty khác thôi, đều xem xét và đánh giá về hành vi, ứng xử, và thể hiện của ứng viên để dự đoán về tiềm năng của ứng viên trong công việc và đặc biệt khả năng phát triển sự nghiệp của ứng viên tại công ty. Trên cơ bản, Behavioral interviewing là một buổi phỏng vấn được thiết kế để có được thông tin từ ứng viên về các hành vi và thể hiện trong quá khứ. Những thông tin này sẽ nói cho nhà tuyển dụng biết bạn sẽ thể hiện thế nào vào công việc của công ty trong thời gian sắp tới. Nguyên lý đằng sau là hành vi cũ trong quá khứ sẽ tiên đoán cho hành vi trong tương lai của bạn. (Vì bản chân con người khó tự thay đổi nếu không có một sự cố buộc bạn phải thay đổi)


Trong suốt buổi phỏng vấn về hành vi - behavioral interview, bạn sẽ được hỏi một chuỗi những câu hỏi tiêu chuẩn. Môi câu hỏi, nhà tuyển dụng sẽ mong chờ bạn đưa ra những ví dụ cụ thể của bản thân, từ đó giúp nhà tuyển dụng có cơ sở đánh giá khả năng đáp ứng từng mục trong bảng Success Driver areas mô tả ở trên.


Các câu hỏi có thể là: (copy y chang của P&G nhé, dù gì họ cũng không hỏi tiếng Việt mà)

• Tell me about a time when you set a goal and weren’t able to meet or achieve it.

• Give me an example of when you showed initiative and took the lead.

• Tell me about a time you were able to successfully deal with another person even when that individual may not have personally liked you (or vice versa).

• Give me an example of a time when you used your expertise to solve a problem.

Phỏng vấn ở đâu và như thế nào?

Cuộc phỏng vấn đầu tiên của bạn sẽ được tiến hành ở tại văn phòng của công ty, phòng hội nghị của công ty hoặc qua điện thoại. Ngoài ra, cuộc phỏng vấn của bạn sẽ với một người hoặc một hội đồng gồm từ hai đến ba người của P&G. Dù thế nào đi nữa thì bạn sẽ được cơ hội để gặp người mới lẫn người cũ của P&G để bạn hiểu rõ về cách mà công ty vận hành và cách mà bạn sẽ làm việc với những người khác tại công ty.

Bài phỏng vấn sẽ mất khoảng bao lâu?

Hầu hết các buổi phỏng vấn đều mất khoảng 45-60 phút, nhưng không có thời gian giới hạn cụ thể.

Theo kinh nghiệm thực tế của bản thân tôi:


Tôi nói về kinh nghiệm của mình trong khoản thời gian năm 2011. Trước đó hoặc sau đó thì tôi không chắc, do đó, nếu bạn có apply vào chương trình này hoặc phỏng vấn tại P&G, bạn có thể xem thêm các cập nhật mới nhất được công bố chính thức tại website của P&G.


Nói về số vòng thì tôi trải qua 3 vòng làm bài test và 4 phòng phỏng vấn, mỗi vòng cách nhau 2 tuần. Mỗi vòng như vậy sẽ có email từ công ty và bạn nhân sự gọi liên lạc, nhân sự của P&G thì cực dễ thương trong giao tiếp.

2 bài test đầu tiên sẽ là Cultural test và Reasoning test. Nó giống như 2 thuật ngữ mà gần đây ta hay nghe là EQ test và IQ test. Sau khi bạn vượt qua đượt 2 bài test online, bạn sẽ được mời đến văn phòng làm thêm một bài Reasoning dài khoảng 60 phút. Có lẽ sợ làm online có cheating.

Sau đó, bạn sẽ nhận được thông tin phản hồi cùng cuộc gọi từ phòng nhân sự cho vòng tiếp theo. Điều ấn tượng của chương trình là 4 vòng phỏng vấn, đều cách nhau đúng 2 tuần, và đều cùng 1 khung mẫu cùng một yêu cầu.

Vòng thứ nhất là phỏng vấn với sếp trực tiếp (do sắp xếp lịch phỏng vấn, có thể thay đổi), vòng thứ 2 là một nhân viên nào đó bên một nước khác, vòng thứ 3 là một quản lý của một phòng ban tại văn phòng khu vực Châu Á Thái Bình Dương, và cuối cùng là gặp Giám Đốc Marketing Khu Vực Châu Á Thái Bình Dương. (Năm đó như vậy, các năm khác thì không biết)

Mô tiếp câu hỏi đều như nhau: bao gồm 3 loại câu hỏi chính và xoay tới xoay lui, cụ thể 3 dạng câu hỏi như sau:

1. Câu hỏi dạng logic và verbal reasoning:


Câu hỏi đâu tiên tại vòng đầu tiên mà tôi nhận được là: "Calculate how much gasoline Ho Chi Minh City will consume a month?"

Một câu hỏi khác mà tôi có thể nhớ là: Given a sheet of paper and a pen, what will you draw?

2. Câu hỏi về kinh nghiệm xử lý tình huống trong quá khứ.


"Trade, sales, and Marketing always have problems and fight each other, have you ever been in this situation, how did you solve?"

Để trả lời câu hỏi loại này, bạn buộc phải dựa trên model của P&G yêu cầu. Câu trả lời phải có đủ 3 thành phần:

  • Case (tình huống là gì): bạn phải cho người nghe hiểu bối cảnh, tình huống background của vấn đề, từ đó, người phỏng mới mới hiểu được bạn hành động như vậy là đúng hay không, có phù hợp hay không? Ví dụ đơn giản là khi nhìn vào một campaign, một TVC, đa số mọi người chỉ phan một câu hay quá hoặc dỡ quá. Nhưng các bạn không hiểu được trong bối cảnh nào ý tưởng đó ra đời hoặc trong tình huống nào mà câu chuyện là thế này mà không phải là thế kia. Trong một campaign, bạn phải làm việc với rất nhiều phòng ban, với rất nhiều cấp quản lý khác nhau. Nói về ý tưởng, ai cũng giỏi, nhưng mọi người một ý thì để ra được cái mà gọi là hoàn hảo là hầu như không thể. Do đó, P&G có một khách quan và công bằng để đánh giá ứng việc bằng việc hiểu bối cảnh - tình huống trước, để feel trước.

  • Action: hành động của bạn trong tình huống đó là gì, hành động cụ thể là gì, bạn nghĩ gì khi làm hành động đó, theo logic, nguyên lý, hay cơ sở nào.

  • Result: Kết quả của hành động đó là gì. Có gì để đo lường kết quả ấy không.

Môi hình gọi chung là mô hình CAR : Case - Action - Result.

Và tôi khuyến nghị là bạn đi phỏng vấn ở những nơi khác cũng nên áp dụng mô hình này vào câu trả lời phỏng vấn của mình.

3. Dạng câu hỏi cuối cùng - Câu hỏi tình huống:

Ở dạng câu hỏi này, người phỏng vấn sẽ đưa ra hàng loạt các câu hỏi và dựa trên câu trả lời của bạn lại được ra hàng loạt các thử thách khác. Ví dụ: " Downy drops share constantly during 3 months, let me know why Downy drops its share?" Khi tôi nói là để trả lời câu hỏi này, tôi sẽ dựa trên tình hình thị trường hiện tại tăng hay giảm, đối thủ chính là Comfort tăng share hay giảm share, họ có chiến dịch gì mới. Câu tiếp theo người phỏng vấn sẽ nói "Thị trường vẫn tăng trưởng, Comfort không làm gì" Tôi lại đưa ra các P trong 6Ps, khi đưa ra bất kỳ P nào cũng Downy so với Comfort, người phỏng vấn cũng sẽ trả lời "Không, sản phẩm không có gì thay đổi", "Không có quảng cáo nào mới", "Không có khuyến mãi nào mới trên thị trường"...bla bla. Ở dạng này, thời điểm đó tôi tự cảm thấy là người phỏng vấn muốn xem tính nhạy bén, kiến thức của mình, và tính lập luận của mình được áp dụng như thế nào trong tình huống áp lực thực tế. Do đó, cứ thể hiện như vốn của mình là được. Sau đó, 3 vòng còn lại là phỏng vấn qua điện thoại với người nước ngoài, thì thôi, quả thật là ác mộng. Tất cả đều là người Ấn Độ, giọng nói rất khó nghe và khó hiểu, nhưng ngược lại thì họ rất Nice. Tóm tắt lại, để phỏng vấn hay tham gia các chương trình của P&G, việc đầu tiên bạn cần làm là đánh giá bản thân mình dựa trên 3 khía cạnh cốt lõi mà công ty mong muốn, trao đổi khả năng logic và làm các bài test logic cho quen, đặc biệt nhớ trả lời theo mô hình CAR. Trên đây chỉ là sự hiểu biết và trãi nghiệm của cá nhân tôi ở tại một thời điểm nhất định, nó không hoàn toàn thể đại diện hết về chương trình hay cách thực thi của công ty ở các thời điểm khác cũng như là với các người phỏng vấn khác. Hy vọng bài viết phần nào hữu ích đến với các bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về chương trình tuyển dụng của P&G. Chân thành Đoàn Trung Thảo


Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page