top of page

Chương trình quản trị viên tập sự - Con đường tắt đến sự nghiệp Marketing

Xin viết bài này dành tặng riêng cho bạn Hạnh, người đã kết bạn với tôi trên FB và yêu cầu bài viết này. Nhận được lời yêu cầu của bạn tôi rất vui vì từ xưa đến nay, người Việt Nam chúng ta phần lớn không có định hướng cho tương lai. Trong 1000 người thì chỉ khoản 1,2 người có mục tiêu và định hướng cho tương lai. Dẫn chứng là những chương trình khảo khát tại các trường Đại Học lớn tại HCM cho thấy, đa số các bạn học, nhưng không biết ra trường sẽ làm gì, cần những gì. Dẫn chứng khác là tỷ lệ sinh viên mới ra trường thất nghiệp rất lớn ở VN trong khi nhu cầu tuyển dụng hiện tại vẫn nhiều.


Hạnh chỉ mới là học sinh cấp 3, nhưng lại quan tâm đến điều này, để chuẩn bị trước cho tương lai là điều rất đáng hoan nghênh. Tôi tin rằng trong tương lai, em sẽ thành công rất lớn.


Xin đi vào nội dung chính.


Như trong bài 4 con đường dẫn đến sự nghiệp Marketing, theo quan điểm của riêng tôi, thì để đến với nghề Marketing, bạn có 4 con đường để vào, đó là:


1. Thi vào chương trình Management Trainee của các công ty nổi tiếng

2. Tìm các công ty lớn nhưng khó tuyển người để xin vào.

3. Tìm các công việc liên quan, sau đó nhảy qua Marketing

4. Xin vào các công ty nhỏ (để lấy kinh nghiệm)


Vậy là xác định con đường phải đi rồi. Chúng ta đi vào cụ thể con đường "Chương trình quản trị viên tập sự".



Quản trị viên tập sự (Management Trainee) là gì?


Chương trình quản trị viên tập sự là chương trình tuyển dụng các bạn sinh viên tài năng diễn ra hàng năm của các tập đoàn, công ty lớn như Unilever, Nestle, Suntory PepsiCo, Coca Cola, BAT, P&G,...


Mục tiêu của chương trình là tìm ra các ứng viên tài năng nhất giữa hàng nghìn hồ sơ gửi về, đào tạo họ từ những người chưa biết gì trở thành những nhà lãnh đạo tương lai.


Đối tượng tham gia chường trình quản trị viên tập sự:


Từng công ty sẽ có những tiêu chí và yêu cầu riêng.


Yêu cầu chung của hầu hết các công ty: sinh viên mới ra trường với thành tích học tập xuất sắc, chưa có kinh nghiệm làm việc, hoặc dưới 1-2 năm kinh nghiệm, có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt và tự tin.


Yêu cầu đặc biệt: FrieslandCampina và BAT có sưu hướng ưu tiên cho các du học sinh và sinh viên trường ĐH Ngoại Thương hơn so với các trường khác. Đa số các chường trình MT của Unilever, Coca Cola,... yêu cầu học lực tối thiểu 7 điểm trở lên, riêng 2 công ty này thường yêu cầu 7.5 - 8 điểm trở lên.


Tại sao bạn nên tham gia chương trình?


Nói hoa mỹ 1 tí thì: "Bạn muốn tiến xa, tiến nhanh, chỉ có 1 cách là bạn đứng trên vai người khổng lồ"

Nói bình dân 1 chút thì: "kiến thức ở trường chỉ là 1 phần nhỏ của kiến thức nền tảng khi đi làm, đặc biệt là nghề marketing. Do đó, nếu bạn không được đào tạo bài bản, khả nẳng nắm bắt công việc sẽ rất chậm và khả năng phát triển sẽ cũng rất chậm. Bạn được đào tạo, thì bạn cũng phải nỗ lực rất nhiều để theo kịp công việc, huống chi là vào nghề với chút kiến thức ở giảng đường đại học".


Những điều cần biết về chương trình quản trị viên tập sự của các tập đoàn lớn tại Việt Nam:


Theo kinh nghiệm bản thân thì có 3 mô hình quản trị viên tập sự: Mô hình phổ biến nhất (có các công ty như Unilever, Pepsico, Coca Cola, Nestle, BAT,... sử dụng), Mô hình của P&G, và mô hình thay đổi (mô hình này không có định, mà sẽ điều chỉnh theo thời gian, theo từng năm, theo từng nhà lãnh đạo của công ty.)


Về điểm chung của cả 3 mô hình thi tuyển quản trị viên tập sự này:


Các ứng viên sẽ tham gia vào nhiều vòng thử thách trước khi chính thức được nhận vào chương trình. Sẽ có đầy đủ các vòng kiểm tra khả năng của ứng viên từ nộp hồ sơ (CV) - Tư duy - Phỏng vấn - Làm việc nhóm/ Giải quyết tình huống - Phỏng vấn chuyên sâu. Hầu hết các vòng này đều yêu cầu bạn sử dụng tiếng Anh thành thạo để làm kieermtra, đọc hiểu và giải quyết tình huống.


Vòng 1A: gửi hồ sơ của bạn


Trước tiên, bạn phải cho ban tổ chức hay công ty biết bạn là ai trước đã, và công cụ giúp bạn thực hiện điều đó là CV hay resume. Để đồng bộ các nội dung cần xét duyệt và đánh giá, các công ty đều có các mẫu đơn riêng của mình. Nhưng những thông tin cần có là thông tin cơ bản của bạn. Cách viết hồ sơ, tôi sẽ hướng dẫn trong 1 bài khác. Điều cần lưu ý là tìm mọi cách để thể hiện mình, thể hiện điểm manh của mình, những thứ được đánh giá trong chương trình.


Vòng 1B: Vòng Kiểm tra online


Thường để loại bớt thi sinh, có 1 vài công ty sẽ yêu cầu bạn phải hoàn thành 2-3 bài kiểm tra online trước bao gồm: 1) IQ Test, 2) EQ Test, và 3)Reasoning Test. Mục đích của nó là sàn lọc bớt đối tượng. Bạn cứ tưởng tượng 1 năm bao nhiêu sinh viên tốt nghiệp, chưa kể những người đã tốt nghiệp trước đó từ 1-2 năm, những người vừa tốt nghiệp MBA, những du học sinh. Số lượng đăng ký là rất lớn. Do đó, chương trình này cần nhiều vòng để lọc bớt. Những công ty có vòng test online này thường là P&G và BAT.


Vòng 2: Kiểm tra giấy


Bạn phải đến trại tập trung để làm bài kiểm tra IQ/EQ và Reasoning test 1 lần nữa với sự giám sát thực thực tế từ công ty. Tất cả đều là tiếng Anh. Tôi sẽ có 1 bài riêng về những bài test IQ, EQ, và Reasoning Test cho các bạn tham khảo.


Vòng 3: Phỏng vấn


Đây là vòng mà bạn sẽ gặp trực tiếp đại diện của công ty tuyển dụng và họ sẽ đánh giá bạn khá nhiều qua ngoại hình, hành vi, cử chỉ, khả năng giao tiếp. Thường tôi thấy các bạn sẽ được khuyên là phải ăn mặc lịch sự, có thái độ nhã nhặn và chuẩn bị kỹ càng các câu hỏi có khả năng sẽ gặp. Riêng tôi, tôi là cho rằng bạn nên là chính bạn, thể hiện chính con người của bạn. Ăn mặc không cần quá trang trọng (như áo sơ mi bỏ trong thùng cùng quần tây). Thôi tôi, tiêu chí ăn mặc nên hiện đại, thoải mái, và lịch sự là được. Vì áo sơ mi bỏ áo trong quần, nó tạo cho bạn như bị rập khuôn và quá sách vở. Tuy nhiên, cũng còn tùy vào phong cách của bạn.


Về phần câu hỏi thì không thể nói cho bạn biết trước được, vì phong cách phỏng vấn của mỗi người, mỗi sếp mỗi khác (chỉ riêng có P&G là dường như các phòng ban, các cấp độ quản lý đều được đào tạo cách phỏng vấn như nhau).


Bạn có thể được hỏi như: "em thích làm gì?", "trong qui trình marketing, em thích bước nào?". Có thể bạn sẽ nghĩ câu hỏi sao đơn giản vậy, nhưng những người quản lý lâu năm ở những tập đoàn lớn có thể khai thác được bạn là người thế nào, có phù hợp không chỉ qua những câu hỏi đơn giản thế thôi.


Riêng phỏng vấn với P&G, sẽ có phần riêng bên dưới.


Vòng 4: Làm việc nhóm/ giải quyết tình huống


Ở vòng này, bạn sẽ phải làm việc theo nhóm cùng với các ứng viên khác. Các ứng viên thường tập trung vào kết quả sau cùng, nhưng quá trình làm việc nhóm chiếm tới 60% quyết định của nhà tuyển dụng trong việc đánh giá khả năng của bạn. Thế nên, hãy làm việc với đồng đội một cách hiệu quả nhất và tránh để xảy ra xung đột.


Thường mọi người sẽ suy nghĩ rằng bạn chỉ được đánh giá cao nếu bạn là leader của nhóm đó. Thật ra không hẳn là vậy, vì trong 1 nhóm không phải chỉ 1 người duy nhất được vào vòng trong, ban tổ chức chỉ muốn biết khi vào môi trường làm việc thực tế, bạn sẽ phối hợp với các bộ phận, phòng ban, và người cùng team như thế nào? Bạn có năng động không? Tuy duy của bạn thế nào?... Do đó, dù là thành viên của nhóm hay nhóm trưởng của nhóm, cũng hãy thật nhiệt tình tham gia vào công việc được giao.


Vòng 5: Phỏng vấn chuyên sâu


Đây sẽ là vòng tuyển dụng cuối cùng và thông thường nhà tuyển dụng sẽ đặt các câu hỏi gợi mở để tìm hiểu về tính cách và con người của bạn. Đây cũng là thời điểm để họ xác định bạn có phù hợp với tính chất công việc và công ty hay không. Bạn nên cố gắng tự tạo cho mình một tâm lý thoải mái ở vòng này và cho họ những câu trả lời mà bạn nghĩ là phù hợp nhất.


Lời khuyên


Hầu như các ứng viên đều là các bạn sinh viên trẻ tuổi và ưu tú. Thế nên, ngoài việc chuẩn bị các kiến thức chuyên môn kỹ càng, bạn nên chú trọng vào khả năng giao tiếp, tự tạo cho mình một phong thái tự nhiên, thoải mái. Một điều quan trọng nữa là bạn cần trau dồi kỹ năng tiếng Anh của mình ngay khi có ý định sẽ tham gia các kì thi tuyển vì đây chính là nhân tố vô hình giúp bạn ghi điểm trong mặt nhà tuyển dụng; trong trường hợp này thì đây là chìa khóa để bạn vượt qua các vòng thi và bước chân vào các công ty cũng như các tập đoàn nước ngoài lớn.


Bên trên là qui trình phổ biến của 1 chương trình quản trị viên tập sự. Tôi sẽ bonus thêm phần của P&G phía dưới.


Qui trình của P&G và các đặt câu hỏi cũng như trả lời của hỏi của P&G rất khác với các mô hình của các công ty khác.


Vòng 1: Nợp hồ sơ online

Vòng 2: Kiểm tra IQ, EQ, và reasoning test online

Vòng 3: Kiểm tra IQ, EQ, và reasoning test trực tiếp tại công ty

Vòng 4: Phỏng vấn 1 (thường là trực tiếp)

Vòng 5: Phỏng vấn 2 (thường là sếp lớn của vùng Châu Á Thái Bình Dương của phòng bạn bạn chọn từ Thái Lan)

Vòng 6: Phỏng vấn 3 (với 1 cấp quản lý nào đó của 1 phòng ban khác, cũng gọi về từ Thái Lan)


Có thể có thêm vòng 7 với 1 người nào đó.


Tin vui là: tất cả các vòng phỏng vấn đều có chung 1 cấu trúc, và yêu cầu bạn trả lời theo đúng cấu trúc trả lời. Sẽ có 3 dạng câu hỏi luôn đan xen nhau: 1) Câu hỏi về kinh nghiệm, 2) câu hỏi về tư duy, và 3) câu hỏi về tình huống và sự lý tình huống. ( Sẽ nói rõ trong 1 bài khác)


Tin buồn là: phỏng vấn với những người từ Thái Lan qua điện thoại, thường là với người Ấn Độ (Bạn sẽ rất khổ sở khi phải nghe người Ấn Độ nói tiếng Anh)


Sẽ còn tiếp...


Chân thành

Đoàn Trung Thảo

Bài viết gốc vào ngày 16/7/2016: https://www.doantrungthao.com/2016/07/chuong-trinh-quan-tri-vien-tap-su-con.html


Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page