top of page

Công việc của một người mới khởi nghiệp Marketing (FMCG)

Công việc của một người mới khởi nghiệp Marketing (FMCG)


Có nhiều bạn hỏi làm sao để làm marketing, làm marketing cần những gì, bài viết sâu về chương trình MT,... Tôi sẽ cố gắng trả lời những thắc mắc của các bạn trong từng bài viết cụ thể. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ bàn về Công việc của một người mới khởi nghiệp Marketing, và chỉ nói trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) thôi.


Mỗi công ty sẽ có những tên vị trí hay chức danh khác nhau, kèm theo là mô tả công việc khác nhau. Thông thường thì khi mới vào nghề marketing, chưa có kinh nghiệm gì. Bạn sẽ làm vị trí Marketing Executive (hay 1 số công ty gọi tên khác như Brand executive, Product specialist,...). Vì trí này thật ra là học việc và chạy việc. Để quen với công việc và có thể tự xác định công việc của mình, bạn phải mất từ 9 tháng đến 1 năm. Sau 1 một năm, khi bạn đã quen hết các công việc của 1 Marketer, thì bạn có thể lên vị trí Assistant Brand Manager (1 số công ty không có vị trí Marketing Executive, thay vào dó họ tự chia ra ABM và Strong ABM hay ABM level 1 và ABM level 2 hay ABM và Senior ABM...).



Sau đây là mô tả công việc của một Assistant Brand Manager tiêu biểu (của một cty lớn trong ngành FMCG):

  • Hỗ trợ Trưởng Nhãn Hàng trong việc phân tích, xây dựng chiến lược phát triển cho Nhãn Hàng / ngành hàng.

  • Tổ chức thực hiện các chương trình Marketing cho các nhãn hàng chịu trách nhiệm

  • Phối hợp và làm việc với các phòng ban và nhà máy để thực hiện kế hoạch Marketing

  • Quản lý và điều phối các Agencies để thực hiện tốt công việc (thiết kế, sampling,..)

  • Thực hiện hiệu quả các hoạt động Marketing trong ngân sách Marketing cho phép.

  • Thường xuyên thăm viếng thị trường để có những phản hồi và hành động phản ứng kịp thời.

  • Theo dõi quá trình hợp đồng và thanh toán kịp thời cho nhà cung cấp

  • Hỗ trợ phòng Marketing trong các chương trình khác (nếu cần)

  • Luôn đóng góp ý kiến xây dựng trong các dự án để thực hiện tốt hơn, hiệu quả

Khi mới bắt đầu một công việc Marketing, bạn sẽ được giao các công việc cơ bản sau:


  • Đi thị trường ==> Mục đích: để bạn có cái nhìn tổng thể về công ty, phần nào hiểu về thị trường (cục diện địch và ta, người tiêu dùng,...)

  • Được hướng dẫn đọc và hiểu các loại research (bạn có thể đọc được các loại research trong 1,2 tháng, nhưng để hiểu rõ và phân tích được, thường mất từ 7 tháng đến 1 năm) ==> Bạn có thể xem các loại research và cách đọc hiểu về người tiêu dùng và khách hàng.

  • Tùy khả năng của bạn và tùy sếp, bạn sẽ được giao các công việc dưới sự hướng dẫn của sếp trực tiếp bao gồm làm việc với agency (briefing, phản hồi trên các proposal của agency,...), làm việc với các phòng ban khác (sản xuất, sales, trade, media, finance,...

Khi bạn đã bắt đầu cứng lên rồi, thì sếp sẽ giao nhiều việc hơn để bạn tự phát triển và định hướng cho bạn đi lên vị trí cao hơn, và công việc của bạn sẽ như bản mô tả công việc. Đi vào chi tiết và phân tích để các bạn hiểu rõ hơn về từng công việc cụ thể nhé.


Công việc cụ thể của một Marketing Executive hay Assistant Brand Manager (người mới khởi nghiệp Marketing):


Hỗ trợ Trưởng Nhãn Hàng trong việc phân tích, xây dựng chiến lược phát triển cho Nhãn Hàng / ngành hàng.


Bạn sẽ được vận dụng sự hiểu biết của mình về thị trường, về con người, về các loại research mà bạn đã được huấn luyện như consumer pannel, retail audit, brand health tracking, Usage and Attidue, Adhoc Research, etc (tùy loại công ty và qui mô công ty mà bạn được tiếp cận bao nhiêu loại hình research). Bạn sẽ phân tích và đưa ra chiến lượt cho nhãn hàng mình phụ trách.

Những lầm tưởng của các bạn mới vào nghề Marketing khi được giao nhiệm vụ này: thường thì khi giao các bạn làm kế hoạch marketing cho nhãn hàng hay phân tích nhãn hàng, các bạn sẽ thường nghĩ là mình tài giỏi và đường trọng dụng, vì đây là 1 công việc lớn của nhãn hàng mà mình mới vào đã được giao. Thường thì bản thân mình sẽ tự đắt.


Thực tế là: các sếp muốn xem năng lực hay tư chất bạn thế nào, đã hiểu được thị trường, người tiêu dùng, và nhãn hàng đến đâu sau 1 thời gian gia nhập công ty. Thường thì dù bạn giỏi đến đâu sáng đến đâu, đa phần những ý tưởng của các bạn cũng không được chọn (nếu là công ty lớn, nếu là công ty nhỏ thì khả năng ý tưởng của bạn khi mới gia nhập công ty sẽ trở thành hiện thực là rất cao). Lý do: các bạn chưa hiểu rõ vai trò của Marketing trong doanh nghiệp, bạn vẫn suy nghĩ marketing là quảng cáo, phải làm TVC như thế này thế nọ, làm sampling hay event như thế này thế nọ,...đó là execution, là công việc thực thi, không phải là chiến lượt để phát triển thương hiệu. Các bạn phải hiểu rằng, mỗi năm Brand Manager có thể đã đưa ra nhiều chiến lượt và ý tưởng của riêng mình, các vị trí cao hơn người Brand Manager cũng có chiến lượt và ý tưởng riêng muốn người Brand Manager thực hiện, rồi các agency cũng đề xuất nhiều ý tưởng. Nếu nhãn hàng đã tồn tại được 5 năm rồi, bạn nghĩ nó đã có bao nhiêu ý tưởng và bao nhiêu ý tưởng đã bị giết rồi. Khó tránh khỏi việc bạn chỉ đưa ra 1 trong số ý tưởng đã bị giết trước đó rồi.

Điều mai mắn: Nếu mai mắn gặp được 1 người sếp tốt, anh ta/ cô ta sẽ góp ý cho bạn về kế hoạch của bạn, làm sao cãi thiện nó hơn, phân tích và đánh giá cho bạn về kế hoạch của bạn.

Xui xẻo: kế hoạch của bạn xem như chưa từng tồn tại, và sếp cũng không góp ý hay nhắc đến nó. Điều đó là bình thường thôi. Bạn cũng đừng nên buồn vì khối lượng công việc của 1 người quản lý Marketing là rất lớn. Họ giao cho bạn làm phân tích và các đề xuất marketing với mục đích để hiểu rõ bạn hơn thôi, vì thế có thể họ cũng không cần phản hồi với bạn. Vì thế đừng bi quan!


Tổ chức thực hiện các chương trình Marketing cho các nhãn hàng chịu trách nhiệm & quản lý và điều phối các agency để thực hiện tốt công việc


Thường thì mỗi năm 1 nhãn hàng có từ 1-4 dự án / chiến dịch (campaign), có thể là tung sản phẩm mới, thay đổi công thức, hay chiến dịch truyền thông mới. Trong 1 chiến dịch sẽ có nhiều chương trình như TVC, sampling, activation, event, sponsorship, quảng cáo ngoài trời, báo giấy,...


Công việc sẽ được thực hiện theo trình tự như sau:

Bước 1: Campaign Briefing. Đây là phần việc của Brand Manager/Senior Brand Manager. Tùy vào loại hình hay tính chất của dự án, BM/SBM sẽ tập hợp các đại diện liên quan của từng bộ phận như: Sales, Trade, Demand Planning, Logistic,v.v... và các agency như creative agency, event/activation agency, digital agency,v.v... Bước 2: Follow up

Sau khi briefing xong, BM sẽ giao cho bạn làm key contact để liên hệ với các đối tác nội bộ và các agency này (tùy team có bao nhiêu nhân viên, và khối lượng công việc mà phân việc nhiều hay ít)

Thực hiện hiệu quả các hoạt động Marketing trong ngân sách Marketing cho phép.

Phần việc nàyđòi hỏi bạn phải đo lường và đánh giá thường xuyên các công việc đang diễn ra, các chương trình đang thực hiện, và giải quyết nhanh các công việc gây cản trở. Thường thì chiến lượt các Manager đã đề xuất trước đó rồi.


Quản lý ngân sách: thường thì bạn sẽ chạy các thủ tục giấy tờ ký duyệt giữa các bộ phận liên quan và bộ phận tài chính. Sau đó, key những thay đổi và điều chỉnh vào hệ thống của công ty. Đôi khi, BM biết là còn tiền trong ngân sách, nhưng tiền ở mục cần thiết như Activation hay Digital thì lại hết. Bạn có thể đề xuất chuyển tiền từ công việc này sang công việc khác mà không bị ảnh hưởng.


Thường xuyên thăm viếng thị trường để có những phản hồi và hành động phản ứng kịp thời. Bạn cần phải đi thị trường để nắm rõ tình hình thị trường, đối thủ và người tiêu dùng. Sau đó, bạn sẽ làm báo cáo những gì mình thu được sau khi đi thị trường về và có những đề xuất gì tốt hơn. Các công việc giấy tờ khác, bao gồm:

  • Theo dõi quá trình hợp đồng và thanh toán kịp thời cho nhà cung cấp

  • Hỗ trợ phòng Marketing trong các chương trình khác (nếu cần)

  • Luôn đóng góp ý kiến xây dựng trong các dự án để thực hiện tốt hơn, hiệu quả

Sau mỗi vài tháng, nếu bạn thể hiện tốt, bạn sẽ được giao cho nhiều việc hơn để tiến xa hơn nữa.

Trên đây là những công việc chính của một người mới khỏi nghiệp Marketing. Hy vọng bài viết sẽ phần nào hữu ích cho các bạn quan tâm về Marketing.

Thân ái Đoàn Trung Thảo


Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page