top of page

Mở rộng suy nghĩ về sản phẩm

Bài viết này gửi tặng bạn Thu Thanh và các bạn sinh viên đang nghiên cứu về Marketing Mix trong môn học của mình!


Khi nói về Product trong Marketing mix - 4Ps hoặc 6Ps, chúng ta ta thường chỉ nghĩ một cách đơn giản, nhưng nếu nghiên cứu kỹ thì chúng ta cũng sẽ thấy nhiều điều thú vị lắm đấy! Vậy hãy tự hỏi câu hỏi sao đây và tìm ra câu trả lời nhé!


BẠN CÓ CHẮC RẰNG MÌNH HIỂU RÕ VỀ PRODUCT - MỘT P CƠ BẢN NHẤT TRONG MARKETING?


Chúng ta ai cũng hiểu sản phẩm là gì ở một nghĩa đen nhất định! Nhưng khi thảo luận chuyên sâu hơn, chúng ta sẽ thật sự bất ngờ khi Product không hẹp như chúng ta đã biết! Product được chia thành 2 loại chính là sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình.


Sản phẩm hữu hình


Sản phẩm hữu hình là loại sản phẩm chúng ta có thể sờ mó, cầm nắm, hay cảm nhận được thông qua các giác quan của chúng ta! Sản phẩm hữu hình còn phân ra là sản phẩm tiêu dùng (dành cho mô hình B2C) và sản phẩm công nghiệp (dành cho mô hình B2B).


Ví dụ đơn giản: chai nước Trà Xanh Không Độ, hộp bánh Choco Pie,...những sản phẩm loại này bạn có toàn quyền quyết định với sản phẩm bạn đã mua! Ví dụ, bạn có thể chia sẻ chai nước hay gói bánh Choco Pie mà bạn đã mua, và nhãn hàng hay công ty còn ủng hộ việc làm này.


Ví dụ về sản phẩm hữu hình trong ngành công nghiệp: dây chuyền sản xuất

Ví dụ phức tạp hơn tí:

Các sản phẩm digital: nhạc, phim, ebook, khóa học, thông tin... (bạn hay nghe là sản phẩm âm nhạc của ca sĩ này ca sĩ nọ đấy thôi). Các sản phẩm loại này, thật chất bạn mua Quyền được xem, nghe, đọc… và trên cơ bản bạn không có quyền chia sẻ với người khác. Nếu có thì là dạng chia sẻ lén không công khai. Các bạn có thể thấy rằng việc một cá nhân hay một tổ chức nào đó tạo ra các khóa học online, rồi bạn cũng thấy nhiều người chia sẻ và bán lại. Những người bán lại khóa học đó đều là tài khoản ảo vì nếu họ bị bắt được thì sẽ liên quan đến luật pháp chứ không phải chuyện đùa. Ở Việt Nam, chúng ta cũng đã từng có vài trường hợp, các công lớn của Việt Nam mua thông tin về Retail Audit và sau đó CEO của công ty này lại chia sẻ với CEO của công ty kia, khổ nổi CEO của công ty kia lại dùng data đó để claim trên truyền thông của họ, thế là công ty Nghiên cứu thị trường đó đã kiện cả 2 công ty này. Nói về sản phẩm thông tin, thì còn tùy vào mức độ sở hữu, quay lại với kết quả nghiên cứu thị trường. Nếu công ty A yêu cầu công ty nghiên cứu thị trường làm một Ad Hoc Research cả quantitative hay Quantitative research thì đó cũng là kết quả dành riêng cho công ty A đó và công ty A có toàn quyền sử dụng. Nhưng nếu data đó là Market Information như Retail Audit hay Brand Health Tracking, thì thường công ty công chỉ mua quyền tiếp cận thông tin, nếu công ty chia sẻ thông tin với một công ty B nào đó và công ty B này lại sử dụng thông tin cho mục đích thương mại thì sẽ không được bảo hộ.


Sản phẩm vô hình


Sản phẩm vô hình là những loại sản phẩm không tồn tại dưới dạng vật thể, không thể trưng bày, không thể nhìn thấy, cân đong, đo đếm, thử nghiệm hoặc kiểm định trước khi mua và không dễ dàng truyền thông đến khách hàng.


Khi nói đến sản phẩm vô hình thì thường mọi người sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm dịch vụ, như tư vấn, làm đẹp, điều trị tâm lý, dịch vụ sáng tạo, dịch vụ book quảng cáo,...và khách hàng sẽ khó có thể biết rõ ràng chính xác cái cuối cùng họ nhận được sẽ như thế nào.


Ví dụ đơn giản: dịch vụ giải phẩu thẩm mỹ, khi bác sĩ tư vấn, họ sẽ diễn ta là sau khi phẫu thuật, mũi khách hàng sẽ cao hơn khoảng bao nhiêu, nhưng bác sĩ không thể diễn tả được tổng thể khuôn mặt của khách hàng sẽ đẹp như thế nào sau khi phẫu thuật.


Nếu chúng ta nghĩ rộng ra và quan sát xung quanh thì chúng ta sẽ còn thấy những điều thú vị hơn rất nhiều về sản phẩm vô hình.


Ví dụ: Singapore là một đất nước (dĩ nhiên rồi)! Nếu bạn là người Singapore, có thể bạn không chấp nhận xem Singapore như là một sản phẩm, nhưng đứng trên phương diện khách quan thì chúng ta sẽ thấy Singapore là một dạng của sản phẩm vì nó chứa đầy đủ các yếu tố của một sản phẩm bao gồm: mang đến giá trị hay lợi ích cho khách hàng (lý tính và / hay cảm tính) / giải pháp. Singapore cũng là một brand vì nó mang trong mình định vị và các key attributes cụ thể và khác biệt. Chúng ta nhìn sơ qua các lợi ích chức năng và các key attribute bên dưới nhé:


Lợi ích chức năng (lý tính): giải pháp nâng cao tri thức (nền giáo dục Singapore), thiên đường mua sắm, giải pháp điều trị các căn bệnh nan y (ung thư)...


Lợi ích cảm tính: tự hào vì được hưởng nền giáo dục hàng đầu, tự tin trong sự nghiệp, cảm thấy mình sang chảnh khi thường mua sắm tại Singapore,...


Key attributes: hiện đại, thiên đường mua sắm, giáo dục hàng đầu,...


Ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố chúng ta có thể xem xét Singapore như là một brand và một sản phẩm, ở đây chúng ta chỉ liệt kê ra vài điểm cơ bản để xem bạn nghĩ và đánh giá gì về góc nhìn này mà thôi.

Tom

Tuy nhiên, đã qua rồi cái thời chúng ta chỉ nghĩ đến sản phẩm hữu hình hay các sản phẩm vô hình, mà chúng ta đã tiến xa hơn trong công cuộc đưa giá trị đến với khách hàng. Nếu trước kia, chúng ta chỉ nghĩ đến việc tạo ra sản phẩm gì, nó ra sao, thì bây giờ chúng ta lại nghĩ xa hơn về giải pháp.


Ví dụ: Maggie là thương hiệu về nêm nếm, các sản phẩm chúng ta thường hay thấy và dùng như: tương ớt Maggie, nước tương Maggie, dầu hào Maggie, hạt nêm Maggie,... cái đó là chúng ta thấy! Ngoài những sản phẩm cụ thấy đó ra, Maggie còn cung cấp một giải pháp đến 1 nhóm đối tượng hoàn toàn khác, đó là đầu bếp. Với đầu bếp trong gian bếp bao nhiêu, sẽ có loại hạt nêm Maggie với dung tích khác nhau, có các thành phần và cấu trúc sản phẩm khác nhau, với các nhà hàng cần mang thức ăn nhanh ra với thực khách, Maggie có các sản phẩm nước dùng trong các pack size lớn thay vì chỉ là hạt nêm trong dạng túi mà chúng ta biết.


Ví dụ khác: Bioderma có dòng trị mụn, bao gồm tẩy trang Sebium H2O, Kem trị mụn Sebium Global dành cho mụn bọc và mụn vừa, Kem trị mụn Sebium AKN cho mụn nhẹ đến vừa, Kem Sebium Pore Refiner giảm se khít lỗ chân lông,... sản phẩm có thể bạn tự mua tùy theo hiểu biết và trải nghiệm trước đó của chúng ta. Nhưng khi chúng ta được tư vấn từ nhân viên của Bioderma, họ sẽ hỏi bạn về nguyên nhân, loại da, cách ăn uống, dùng thuốc, từ đó mới đưa ra liệu trình với các sản phẩm khác nhau.


Bạn thấy đó, để cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay, đưa ra sản phẩm đơn thuần thôi chưa đủ! Chúng ta cần phải nhìn xa hơn, là giải pháp, và kế đến sẽ là trải nghiệm sản phẩm. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ chưa bàn sâu đến giải pháp và trải nghiệm sản phẩm.


Hỏi vui tí: theo bạn thì chúng ta có phải là sản phẩm hay không? là loại sản phẩm gì?


(Hình trên internet, vui thôi)


Ngoài ra, nghiên cứu về sản phẩm chúng ta cần phải nghiên cứu sâu hơn về các khía cạnh như: Product Mix, Product Portfolio, Product Strategy, Product Life Cycle, Product Attributes,...ở bài viết này chỉ liệt kê ra vài thuật ngữ để bạn tự tìm hiểu sâu hơn!


Chân thành

Bác Ba Phi Làm Marketing

0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page