top of page

Những điều bạn cần biết về nghề Marketing

Đã cập nhật: 23 thg 8, 2021

Từ nhiều năm nay, ngành marketing luôn có sức hấp dẫn khó cưỡng lại với các bạn sinh viên. Khi tôi còn làm UV BCH Đoàn Trường và UV BCH Đoàn Khoa QTKD ở ĐH Huflit, tôi có nhiều dịp để trao đổi với các bạn sinh viên các khóa. Tôi thấy bất ngờ khi mà 8/10 bạn sinh viên đều trả lời rằng họ rất quan tâm về cơ hội làm việc trong ngành marketing. (Thật ra thì trong đó cũng có chính bản thân tôi.)


Sau một thời gian làm trong ngành này và có nhiều bạn bè trong ngành, tôi thấy rằng hầu như các bạn chỉ nhìn thấy bề nổi của marketing (là các hoạt động mà các bạn được tiếp xúc với tư cách người tiêu dùng như quảng cáo TV, quảng cáo báo hay tổ chức sự kiện) hay một mảng rất nhỏ của marketing. Nhận thức của các bạn chỉ đơn giản Marketing là quảng cáo, là tổ chức sự kiện… mà những cái này thì có gì mà khó! Trong những nghề khác thì có ít tầng lớp, trong khi nghề marketing lại có quá nhiều vị trí, nhiều tầng lớp. Vậy nếu ứng tuyển, mình phải ứng tuyển vào vị trí nào? Thật ra, nghề Marketing có rất nhiều điều mà ít người biết, nhưng để đơn giản hóa, tôi chỉ xin trả lời 2 câu hỏi vừa nêu ra thôi.

1. Marketing là gì? Những công việc của 1 marketer là gì? Tại sao ai cũng nghĩ nghề marketing dễ và ai cũng nghĩ mình làm được?

  • Marketing là gì? có rất nhiều định nghĩa về marketing, mà những định nghĩa ấy thường khó hiểu và quá nặng về học thuật. Tôi xin được định nghĩa nó 1 cách bình dân hơn như sau: “Marketing là tìm hiểu khách hàng mục tiêu, bán đúng sản phẩm đến đúng thị trường đang cần nó, hoặc sắp cần nó với giá cả phù hợp nhầm tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.”

  • Những công việc của 1 marketer? Từ định nghĩa trên, ta có thể nhận thấy những công việc liên quan sau: nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm, tạo ra sản phẩm, định giá, xác định thị trường, quảng bá sản phẩm. Và đây chỉ là những gì bạn nghĩ.


Sự thật là nó còn nhiều hơn thế nữa:

1- Nghiên cứu thị trường: bạn phải nghiên cứu xem thị trường đang có nhu cầu gì liên quan đến việc kinh doanh của bạn, nghiên cứu về người tiêu dùng để bạn hiểu rõ khách hàng của mình, nghiên cứu về sản phẩm của mình và đối thủ, nghiên cứu về thị trường,..

2- Khi nắm rõ nhu cầu, bạn phải phát triển ra sản phẩm phù hợp. Bạn phải làm việc gắc gao với hầu như tất cả các bộ phận trong cty.

3- Phất tích xem cần đầu tư gì? VD: đầu tư máy móc, thiết bị, hay chuyên gia. Tính tỷ suất thu hồi vốn. Lên kế hoạch và giám sát tiến độ của dự án.

4- Nghiên cứu và đánh giá sản phẩm

5- Lập Brand Vision Plan và Brand Marketing Plan: trong phần này, bao gồm các hoạt động như Quảng cáo TV, QC báo, Event, PR, Activation, Digital,…

6- Brief agency và làm việc chi tiết

7- Nghiên cứu thị trường đánh giá các concept, TVC

8- Chạy chương trình

9- Đánh giá chương trình,rút kinh nghiệm, lên kế hoạch cho dự án kế tiếp.


Đây chỉ là những công việc chung. Nó sẽ thay đổi hay khác nhau tùy vào ngành hàng, vị thế của nhãn hàng, và mức độ tập trung từng nhãn hàng trong công ty. Có thể nó sẽ nhiều hơn hay ít hơn.

  • Tạo sao ai cũng nghĩ nghề marketing dễ và ai cũng nghĩ mình làm được? Vì các bạn chỉ xem các mẫu quảng cáo, và đánh giá khách quan về các mẫu quảng cáo đó. Các bạn sẽ nghĩ là nó sẽ hay hơn nếu phải làm thế này, thế kia,… và lúc này, trong bản thân các bạn điều cho rằng nếu là bạn, bạn sẽ làm tốt hơn người làm mẫu quảng cáo đó. Thôi thì các bạn cứ vào thử rồi sẽ biết nhé!

  • Cần thời gian bao lâu để tôi làm quen và hiểu rõ về marketing? Nếu bạn làm cty nhỏ, tôi nghĩ bạn chỉ cần 1-2 tháng để làm quen và thích nghi. Nếu làm cho các cty hay tập đoàn lớn, thì bạn sẽ mất 7-9 tháng để hiểu và phân tích được số liệu. Bạn phải mất từ 1-2 năm để hiểu và quen với công việc hàng ngày. (Đương nhiên cũng tùy người)


2. Vị trí nào cho tôi?


Bạn hãy tham khảo bảng bên dưới. Khi bạn chưa có kinh nghiệm hay mới ra trường. Có 3 vị trí để bạn ứng tuyển: 1) Management trainee (tham khảo bài viết 4 con đường dẫn đến sự nghiệp marketing), 2) Marketing assistant hay admin (nếu bạn không có gì nổi trội), và 3) Brand executive hay brand specialist (tùy cách gọi của từng cty).

Sau 1 quá trình làm việc dài lâu, bạn sẽ từng bước lên các vị trí cao hơn như trong bảng trên.

3. Những tố chất cần thiết cho 1 marketer:

  • Khả năng phân tích: đây là khả năng quan trọng nhất của nghề Marketing. Vì bạn phải làm việc với rất nhiều loại số liệu, bạn phải hiểu, từ đó mới đề xuất ra kế hoạch và hoạch định chương trình tiếp thị.

  • Tính kiên trì: Bởi nếu không bạn sẽ rất dễ bị căng thẳng trước những áp lực của công việc, trước những kết quả không phải lúc nào cũng xảy như mong muốn.

  • Tính tự tin, dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro: Phẩm chất này giúp bạn cảm thấy có động lực để làm việc, để tin vào những việc mình làm.

  • Sự năng động, linh hoạt và sáng tạo: Phẩm chất này giúp bạn biết cách điều chỉnh hợp lý các quyết định của mình phù hợp với sự thay đổi của thị trường trong hiện tại và tương lai. Khả năng giao tiếp, chuyển giao thông tin: Giúp bạn tiếp nhận và xử lý thông tin tốt nhất, từ đó bạn có thể ra được các quyết định đúng đắn.

  • Khả năng chịu áp lực cao: vì bạn là người chịu trách nhiệm chính cho thành bại cho nhãn hàng mà bạn phụ trách.

Thông tin thêm về mức lương:


Tôi không đề cập đến các công ty nhỏ hay tư nhân, chỉ nói mức chung của thị trường trong các cty lớn thôi.

  • Lương của Marketing Assistant/Admin giao động từ 4,000,000 VND – 9,000,000 VND

  • Lương của Marketing Executive/ Brand Specilist giao động từ 6,000,000VND – 12,000,000VND

  • Lương của Assistant Brand Manager từ 13,000,000VND – 30,000,000VND (tùy công ty, tùy ngành hàng, và tùy vào kinh nghiệm của bạn)

  • Lương của Brand Manager / Product Manager từ 1,300 USD – 2,000 USD

Bạn có thể download bảng khảo sát lương của Adecco năm 2021 bên dưới để tham khảo thêm:


Vì bài viết này chỉ dành cho sinh viên, nên tôi nghĩ nói đến vị trí Brand Manager là đã đủ rồi. Các vị trí sau đó, khi bạn đã lên vị trí đấy, mức lương chắc cũng đã thay đổi rồi.


Viết bởi Đoàn Trung Thảo

Bài viết gốc ngày 28/1/2014: https://www.doantrungthao.com/2014/01/nhung-ieu-ban-can-biet-ve-nghe-marketing.html

(Trích dẫn xin rõ nguồn)


Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page