top of page

Những yếu tố cần có của 1 người Marketer

Xin trả lời thư của 1 bạn gửi riêng cho Thảo thông qua hộp yêu cầu bài Viết bằng bài này.



Nội dung câu hỏi:

  • Trong một phần trả lời của bạn đọc, e rất ấn tượng vs phần cmt của a, net net là: a đã từng phỏng vấn ứng viên, junior và cả senior với khá nhiều bằng cấp nhưng vẫn ko thể trả lời đúng một câu hỏi rất bình thường liên quan đến Brand:) => Vậy có thể nhờ a Thảo chia sẻ những kinh nghiệm phỏng vấn cũng như các tips để ấn tượng với nhà tuyển dụng được ko ạ? Những ví dụ cụ thể mà a đã test các ứng viên cho vị trí Brand Management là gì ạ? Cách đây 3 năm e từng làm cho phòng Trade, sau đó 2015 được cty ứng tuyển trực tiếp vào MT program luôn. Năm đó chọn mỗi mình e thôi a:) Trong hơn một năm đó, e chủ yếu là học trên công việc là chủ yếu, chứ ko được đào tạo bài bản gì nhiều vì cty quy mô cũng nhỏ. Các sếp thì thay đổi liên tục (tận 4 người) nên quan điểm thu lượm từ các anh/chị ấy cũng đôi khi khác nhau. Nhưng đổi lại, vì quy mô nhỏ nên được làm rất nhiều thứ, từ coordinator e được làm project leader, và "sánh đôi" hợp tác với các anh chị senior ở các phòng ban. Nên cũng yên tâm một chút những kinh nghiệm và kỹ năng mà mình có được. Tuy nhiên, cũng rất lo vì quá trình MT trải qua ko được đào tạo bài bản lắm, nên sẽ sẽ rào cản khi đi phỏng vấn.

  • E có câu hỏi thêm về Industry. Các anh chị Senior khuyên em khi còn trẻ nên apply vào các cty top FMCG vì sẽ được học nhiều, sau này lớn rồi hạ cánh các ngành hàng khác như luxury, education, etc. E thấy cũng rất hợp lý. Tuy nhiên, e cũng wonder ko biết có nên limit myself như thế ko? Thực ra, e cũng nghe và thấy các top profiles cũng đều từ các lò ấy ra, nhưng thời buổi này đã rất khác và phát triển hơn so với cách đây 10-20 năm, nên cũng ham take new trends để đón đầu xu hướng ạ. A Thảo thấy sao ạ? Mindset thế có vấn đề ko? A Thảo tư vấn thêm giúp em nhé.

Trả lời:


Anh sẽ trả lời theo 3 phần: những yếu tố cần có của 1 người làm Marketer, làm sao tỏa sáng khi phỏng vấn, và Làm ngành nghề nào?

Vấn đề thứ nhất là yếu tố cần có của 1 người làm Marketer là gì?


Khi em xem bản mô tả công việc của những công ty lớn, em sẽ để ý có phần REQUIREMENTs, là những điểm cần phải có cho từng vị trí. Lúc anh mới vào nghề, anh xem cái này rất kỹ, em từ cấp nhân viên đến cấp cao nhất. Và dựa trên kinh nghiệm đi làm bao lâu. Anh đưa ra quan điểm cá nhân của mình như sau. Để làm 1 Marketer giỏi, thì cần phải có:

  1. Khả năng chịu trách nhiệm: Nếu em làm sai, mà cứ đỗ thừa hoàn cảnh, thì không bao giờ em thấy được điểm sai của mình để mà sửa. Từ đó, em sẽ tự làm cho mình yếu đuối và mất dần đi tính cạnh tranh và tìm giải pháp.

  2. Ownership: Làm thì phải biết mình đã làm được gì và đến đâu. Sắp đến dự kiến sẽ làm gì. Nó giúp định hướng lâu dài cho nhãn hàng và cũng tạo lòng tin từ người khác.

  3. Leadership: Làm marketing bắt buộc phải làm với hầu hết tất cả các bộ phận trong công ty, và phân chia công việc cho từng bộ phận, và từng người để hoàn thành công việc. Nếu không có leadership xem như thua.

  4. Kỹ năng thuyết trình và thuyết phục: Nếu ý tưởng em hay nhưng không thể thuyết phục được người khác thì nó không thể thành hiện thực được.

  5. Và quan trọng thứ 2 là Tư duy sáng tạo: Làm sao để truyền tải được điều mà nhãn hàng giả quyết vấn đề của người dùng 1 cách khôn ngoan nhất và người tiêu dùng đánh giá cao nhất.

  6. Điều quan trong nhất là Tư duy chiến lượt: Marketing là định hướng và đưa ra chiến lượt ngắn hạn và dài hạn cho nhãn hàng. Nếu không có tư duy và khả năng chiến lượt thì không thể nhìn xa mà định hướng cho nhãn hàng được.

Vấn đề thứ 2, làm sao để tỏa sáng trong phỏng vấn.

Mỗi người có mỗi cách khác nhau để hỏi và tìm hiểu thông tin. Và nếu em được phỏng vấn với anh, anh có thể cho em thấy là anh sẽ hướng dẫn em trả lời phỏng vấn trong khi em đang phỏng vấn với anh. Nếu là anh, anh sẽ yêu cầu bạn phải thể hiện các điểm: Tư duy, logic, giải quyết vấn đề, và giả định.

  1. Tư duy và logic: không phải anh đánh đố các bạn, anh hỏi chỉ để biết tiềm năng phát triển của ứng viên trong tương lai thế nào thôi. Người nào gặp anh, không trả lời được, anh vẫn sẽ hướng dẫn các bạn cải thiện. Nhưng câu hỏi sẽ đại loại như: "Cho 1 tờ giấy, em sẽ vẽ gì?",...

  2. Giả định: làm kế hoạch là làm những chuyện trong tương lai, do đó, người làm cần phải tính toán được những khả năng có thể xảy ra, tại sao ra được những giả định đó,... do đó, khả năng đưa ra giả định là rất quan trọng. Câu hỏi có thể là: "Tính nhanh trong 1 tháng bao nhiều lít xăng được tiêu thụ ở HCM"

  3. Giải quyết tình huống: làm Marketing, bạn sẽ gặp rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết, hầu như ngày nào cũng có vấn đề. Do đó, bạn phải biết cách giải quyết vấn đề. Câu hỏi có thể là: Sales, Trade và Marketing thường hay bất đồng quan điểm với nhau, em đã gặp tình huống ấy chưa và em giải quyết thế nào?

Làm sao để tỏa sáng khi phỏng vấn? Theo anh khi trả lời phỏng vấn, em cần phải nói lên được cái tổng thể và khi cần phải trả lời được chi tiết khi được hỏi. Nói phải có FACTs. Anh đề xuất là nên sử dụng mô hình CAR (hay STAR), đó là Case (tình huống), Action (Hành động của em), và Result (Kết quả đạt được).


Ví dụ: câu hỏi là "Điều tự hào nhất của bạn trong nghề Marketing là gì?" trả lời "trong năm vừa rồi, ngành hàng giảm nghiêm trọng do thông tin tiêu cực từ vấn đề an toàn thực ẩm dẫn đến việc gây khả năng ung thư, tôi đã đề xuất thực hiện chương trình A, với những chiến lượt là B, sau 3 tháng thực hiện, kết quả đạt được là doanh số đã tăng 30% từ 100 tỷ lên 130 tỷ/tháng". Khi trả lời phỏng vấn cần có công cụ đo lường (Qualitative hoặc Quantitative)


Vấn đề thứ 3, chọn Industry.


Anh cũng được tư vấn như em trước kia, và nếu anh của 1 năm trước thì anh cũng sẽ khuyên tương tự. Nhưng thực tế nó không như vậy. Thành công hay không? giỏi hay không là do vào khả năng tư duy chiến lượt của em. Chứ không phải dựa vào ngành hàng. Thêm nữa là phải dựa vào mục tiêu của em.

Khởi nghiệp có 2 mô hình chính: SME (Small Medium Entrepreneurship) và IDE (Innovation-driven Entrepreneurship). Mô hình đầu tiên giống như những start up bình thường như em thấy, có thể là mở quán cafe, cty sản xuất và phân phối mỹ phẩm,...Còn loại thứ 2 như Uber, hay Facebook. Em làm FMCG được, chưa hẳn là em có thể làm được những Innovation Business như vậy.

Nói về mảng giáo dục, bây giờ có các lớp đào tạo online như Topica, Edumall,... cái đó là mảng giáo dục và là Innovation. Đâu phải là không có gì để làm. Chủ yếu là mình có đủ giỏi, tư duy có tốt không thôi, và cái mình thích và mình muốn là gì?


Do đó, theo anh, em nên tự hỏi con tim mình muốn gì? thích gì? hơn là nghe theo lời khuyên 1 cách mù quáng.

Chân thành!

Đoàn Trung Thảo

Bài viết gốc vào ngày 20/12/2016: https://www.doantrungthao.com/2016/12/nhung-yeu-to-can-co-cua-1-nguoi-marketer.html


Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page