top of page

PHÂN LOẠI MARKETING

Đa số những bài viết cũ của Thảo là viết và chia sẻ tùy hứng, hoặc là bạn đọc đặt câu hỏi và Thảo trả lời. Bài viết này sẽ là bài viết "Back to the basic". Để bắt đầu cho các nội dung liên quan đến Marketing, thì không gì hơn là mình nên bắt đầu từ những gì cơ bản nhất.


Hôm nay, Thảo sẽ thảo luận về các loại Marketing. Hy vọng có thể giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát về các loại Marketing và lựa chọn công việc phù hợp mới mình.

Lưu ý: Hiện tại có rất nhiều tên gọi và mô hình marketing, và cho đến hiện tại vẫn chưa có cách phân loại nào là chính thức. Thảo cũng như là Bác Ba Phi sẽ dựa trên kinh nghiệm, kiến thức, và quan sát cá nhân để tóm tắt và phân loại!

----------------

Ở tầm vĩ mô thì Marketing có thể tạm được chia thành 4 loại khác nhau: B2B, B2C, C2B, và C2C. Trong đó, 2 mô hình cũ là B2B và B2C là 2 mô hình cũ. C2B và C2C là 2 mô hình mới.


1. B2B MARKETING: ám chỉ đến những chiến lược và chiến thuật tiếp cận đến các khách hàng là doanh nghiệp hay tổ chức. Ví dụ: thiết bị soi da dành cho thẩm mỹ, dây chuyền sản xuất, dây chuyền đóng gói,…


2. B2C MARKETING: ám chỉ đến những chiến lược và chiến thuật tiếp cận đến người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ: dầu gọi, mỹ phẩm, nước giải khát,…


Việc phân loại Marketing ở đây có ý nghĩa khá lớn vì cách tiếp cận hay kế hoạch marketing của B2B thông thường sẽ khác rất nhiều so với B2C.

Ví dụ: Marketing Mix trong B2B có nhiều công ty sẽ sử dụng mô hình 3M bao gồm Market – Message – Media. Trong khi trong mô hình B2C đa số sử dụng mô hình 4Ps, 6Ps, 8Ps thậm chí là 10Ps. Trong đó 4Ps cơ bản là Product, Price, Place, and Promotion.

Bên trên là 2 mô hình kinh doanh và marketing đã có từ lâu rồi, sau đây là 2 mô hình mới được hình thành chỉ vài năm gần đây do sự phát triển của e-commerce và digital marketing.

3. C2B MARKETING: viết tắt của consumers to business. Nghe có vẻ hơi phi lý ha? consumers thì làm sao tạo ra sản phẩm được mà còn bán ngược lại cho business nữa chứ? Nhưng bây giờ thì có đấy!!!

Lấy ví dụ nè. Khi bạn bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như Amazon, Shopee,… thì sẽ có người hỏi bạn có mua review không. Bản thân họ để viết được review cho bạn thì họ phải sở hữu và đã sử dụng sản phẩm của bạn.

Ngày nay có rất nhiều công ty kết nối các bạn reviews lại và tạo thành gói dịch vụ review, chia sẻ,… cho nhãn hàng, cửa hàng, thì đây là mô hình C2B. Khách hàng được sử dụng sản phẩm mà còn vừa được tiền.

4. C2C MARKETING: ám chỉ đến người tiêu dùng bán cho người tiêu dùng thông qua một bên thứ 3. Ví dụ: hình thức bán đấu giá trên ebay, bán đấu giá tên miền trên Godday, mua bán trên Chợ Tốt,Vật Giá,...

------------------- Bây giờ phân loại theo tầm vi mô hơn 1 tí, Thảo sẽ tập trung vào B2C để phân nhóm tiếp nhé. Trong group lớn này trên cơ bản có thể chia thành 4 group nhỏ là Traditional Marketing, và Non-traditional Marketing, Direct marketing và Professional Marketing. Bây giờ chúng ta sẽ nói về từng loại một. A. Traditional Marketing hàm ý chỉ về các công ty, đặc biệt là ngành hàng tiêu dùng, sử dụng các kênh truyền thông truyền thống từ xưa đến giờ để tiếp cận và quảng bá thương hiệu của mình. Trong đó chia thành 2 nhánh nhỏ. Là Consumer Marketing và Trade Marketing. Có một số công ty sẽ gọi là Strategic Marketing và Operational Marketing. Tức là một nhóm sẽ thực hiện các chiến lược và kế hoạch nhấm đến người tiêu dùng, xây dựng định hướng chiến lược để tiếp cận, mở rộng đối tượng tiêu dùng, khuyến khích người tiêu dùng dùng nhiều hơn và thường xuyên hơn, còn nhóm còn lại là làm các hoạt động marketing tại điểm bán, tại nơi khách hàng đưa ra quyết định mùa hàng, hay tại nơi khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ (quán ăn, quán cafe, rạp chiếu phim,...). Các kênh tiếp cận truyền thống mà chúng ta biết như TV, báo chí, OOH, event, banner, poster… B. Non-traditional marketing hiện tại được phân ra khá rộng. Bao gồm Digital Marketing, Affiliate Marketing, Social Marketing, Influencer Marketing, Destination Marketing. Trong đó phổ biến nhất vẫn là Digital Marketing và Affiliate Marketing. Trong khi đa số mọi người hiện tại vẫn xem Social Marketing, Influence Marketing và Destination Marketing thuộc nhóm Digital Marketing. Affiliate Marketing có thể được xem là một mô hình nhỏ trong hoặc một công cụ trong Digital. Nhưng nếu xem Affiliate là một business, thì các công cụ của Digital vẫn hỗ trợ Affiliate. Do đó, trong bài viết này, Thảo sẽ tách Affiliate Marketing và Pure Ditial Marketing ra. Digital Marketing lại có nhiều cách chia nhỏ trong đó mà tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp, nó sẽ được chia khác nhau, ví dụ như inbound marketing, outbound marketing, cũng có công ty chia thành 2 nhóm content marketing và performance marketing, cũng có công ty chia theo paid marketing và organic marketing. Nhưng tóm gọn lại, một nhóm công việc sẽ tập trung vào nội dung để thu hút người xem và kéo traffic vào owned media, một nhóm sẽ kéo traffic từ các nguồn ngoại lai bên ngoài bao gồm backlink system và quảng cáo. Affiliate Marketing là mô hình bạn giới thiệu sản phẩm của người khác và nhận hoa hồng. Ví dụ, Mỹ phẩm A có chương trình affiliate marketing công khai trên website. Với mức hòa hồng 12%, bạn đăng ký làm affiliate cho Mỹ Phẩm A này, bạn sẽ nhận được một đường link chia sẻ. Ai bấm vào link đó của bạn và mua hang thì bạn sẽ nhận được 12% hoa hồng. Thông thường hoa hồng của các sản phẩm kỹ thuật số giao động từ 30% cho đến 75% trong khi các sản phẩm hữu hình giao động từ 6-12%. Các sản phẩm kỹ thuật số bao gồm sách ebook, khóa học online, phần mềm, thẻ thành viên,… còn các sản phẩm hữu hình phổ biến là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,… C. Professional Marketing: bao gồm Relationship Marketing và Partnership Marketing. Ví dụ như Nestle có Nestle Professional, Unilever có Food Solution. Cách tiếp cận của mảng kinh doanh này khác hẳn so với B2C hay B2B như đã nói ban đầu. Dạng business này nhắm đến đối tượng là influencers. Ví dụ là đầu bếp, chuyên viên pha chế, bếp trưởng, Bartender,… thì đây là relationship marketing. Khi công ty kết hợp người người chủ để làm các hoạt động marketing hoặc 2 nhãn hàng cùng kết hợp các nguồn lực về truyền thông thì đó là partnership marketing. Ta còn có thể thấy 2 loại này trong ngành mỹ phẩm. Đặc biệt là dược mỹ phẩm. Khi tung ra một sản phẩm mới họ sẽ đi theo phase. Phase 1 là tiếp cận các opinion leaders, kế đến phase 2 là đến bác sĩ da liễu, bác sĩ da liễu thẩm mỹ,…phase 3 là đến kỹ thuật viên, dược sĩ,… Và cuối cùng là các hoạt động tiếp cận đến người tiêu dùng cuối cùng. Trong phase 1 đến phase 2 là relationship marketing. D. Direct Marketing (Cái này mình sẽ bàn sau nếu có dịp nhé) Trên đây chỉ là phân loại theo quan sát cá nhân của bản thân Thảo, nhầm giúp cho các bạn mới tìm hiểu về marketing có thể hiểu rõ về bản chất của từng loại, để có thể định hướng cho sự nghiệp hay con đường tương lại của mình. Hiện tại, bản thân Thảo cũng chưa thấy có một phân loại nào gọi là chính thức cả. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn phần nào trong việc tìm hiểu về Marketing. Chân thành Đoàn Trung Thảo

Bài viết gốc vào ngày 14/9/2020: https://www.doantrungthao.com/2020/09/phan-loai-marketing.html

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

1 Comment


Guest
Sep 03, 2021

Cám ơn bài viết của anh, nhờ anh mà em hiểu rõ và rộng hơn về marketing. Không ngờ nó rộng đến vậy, có nhiều thứ em chưa nghe nói đến trước đó. Hy vọng, anh sẽ có nhiều bài viết mới hơn nữa.

Like
bottom of page